Công an Q.12, TP.HCM đã vừa bàn giao nghi can Nguyễn Văn Phong (SN 1995, quê Đắk Lắk) cho phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM để mở rộng điều tra, xử lý theo thẩm quyền về hành vi “giết người” và “cướp tài sản”. Bước đầu Phong khai báo là hung thủ sát hại vị khách mua dâm đồng giới cách đây hơn nửa tháng tại 1 căn nhà trên địa bàn Q.12.
![]() |
Hiện trường vụ gã trai bao giết vị khách quen để cướp tài sản |
Theo thông tin điều tra ban đầu, ông L.P.L (SN 1980), hành nghề cho vay tiền, sống 1 mình tại căn nhà ở đường An Phú Đông 03, P.An Phú Đông, Q.12.
Khoảng 10h sáng 22/2, hàng xóm nghe nhiều tiếng kêu la thất thanh từ nhà ông L nên chạy qua tìm hiểu. Ngay cổng nhà ông L, những người hàng xóm phát hiện 1 nam thanh niên trẻ lái xe gắn máy vội vã rời nhà với dáng vẻ khả nghi. Người dân chạy vào trong nhà kiểm tra thì phát hiện ông L đã tử vong trong phòng ngủ với nhiều thương tích nặng ở vùng đầu, hiện trường có nhiều vết máu.
Khi vào cuộc điều tra, công an ghi nhận ông L bị sát hại và bị cướp 1 số tài sản như: xe gắn máy hiệu Wave, ĐTDĐ…Công an cũng nhận định, hung thủ có thể là người quen.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, truy xét, mới đây Công an Q.12 đã bắt giữ nghi can Nguyễn Văn Phong tại 1 địa điểm ở TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Khai báo ban đầu của Phong và điều tra của cơ quan công an xác định, ông L là người đồng tính và là khách hàng quen của Phong.
Vì cần tiền tiêu xài, đêm 21/2 Phong gọi điện cho ông L đến cầu vượt Bình Phước, Q.Thủ Đức để đón Phong về nhà “vui vẻ” đồng giới. Trong đêm, Phong ngủ lại nhà ông L.
Gần 10h sáng 22/2, Phong thức dậy trước và có ý định trộm chiếc điện thoại của ông L. Tuy nhiên đúng lúc ông L thức giấc nên ý định của Phong không thành công.
Phong xuống bếp lấy 1 chiếc búa rồi quay lên phòng ngủ, dùng làm hung khí đập vào đầu ông L cho đến khi ông này tử vong. Sau đó Phong lấy xe gắn máy, ĐTDĐ của nạn nhân tẩu thoát khỏi hiện trường.
Được biết, Phong từng có 1 tiền án về tội “trộm cắp tài sản” và hành nghề mại dâm nam chuyên nghiệp. Sau khi gây án, Phong di chuyển nhiều nơi để lẩn trốn và cách đây 2 ngày bị các trinh sát Công an Q.12 bắt tại 1 quán cà phê tại TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Linh An
" alt=""/>Tin nóng 24h: Bắt gã trai bao giết vị khách đồng tính để cướp tài sản![]() |
Sau bộ phim, Hạnh Thúy ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp diễn xuất. Ngoài kịch nói, cô được biết đến nhiều hơn qua những vai diễn phụ nữ cam chịu, khắc khổ trong nhiều phim truyền hình như: Cái bóng bên chồng, Mưa thủy tinh, Nữ bác sĩ, Tay chơi miệt vườn, Thương con cá rô đồng... |
![]() |
Dù thành công ở nhiều lĩnh vực, nhưng NSƯT Hạnh Thuý cho biết cô chưa hài lòng với những kết quả của mình. Thậm chí, cô còn cảm thấy mặc cảm khi nhìn lên vì nhiều người còn giỏi hơn mình. |
![]() |
NSƯT Hạnh Thuý hiện tại đang có cuộc sống hôn nhân với ông xã kín tiếng. Cô từng bộc bạch: "Nếu gọi gia đình hạnh phúc thì mình không dám gọi hai chữ hạnh phúc vì nó rộng quá, mình chỉ thấy nó trọn vẹn. Tất nhiên trong khoảng thời gian hơn 23 năm qua sẽ có những bất đồng, những tranh cãi, những lúc nản muốn buông nhưng ngồi nghĩ lại, buông thì mình sẽ bắt cái gì, lấy gì để đấu tranh hay gìn giữ". |
![]() |
Hạnh Thúy chia sẻ cô chỉ đang bằng lòng với những gì mình có chứ không dám dùng từ hạnh phúc. Với cô, hạnh phúc là không còn trăn trở gì nữa, trong khi cô còn cảm thấy thiếu thốn nhiều thứ. "Dĩ nhiên mình còn muốn rất nhiều thứ nhưng nếu được mong ước, tôi muốn mọi thứ cứ bình yên như vậy. Nếu được, mình mong có nhiều cơ hội để sống, để làm việc, để phấn đấu hơn nữa", cô nói trong chương trình 'Hạnh phúc ở đâu'. |
![]() |
Trong "Sống trong sợ hãi", Mỹ Uyên vào vai một nữ cán bộ địa phương cá tính, quyết đoán và hơi cứng nhắc. |
![]() |
Trước khi đến với vai diễn, Mỹ Uyên đã là một diễn viên có tiếng cả trên sân khấu, phim truyền hình và phim điện ảnh. Sau phim "Sống trong sợ hãi", cô được biết đến nhiều hơn với vai trò diễn viên chính trong nhiều vở kịch gây tiếng vang của sân khấu 5B như: "Người đàn ông của trời", "Chuyện của Diễm", "Gương mặt kẻ khác"... |
![]() |
NSƯT Mỹ Uyên hiện là “bà bầu” duy trì sân khấu kịch 5B. Sự nghiệp thành danh nhưng hiện tại cô vẫn độc thân dù sắp bước vào tuổi 50. Theo nữ diễn viên, cô sống đơn giản và tiết chế việc suy nghĩ quá nhiều về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Chính vì vậy, ở tuổi gần 50, dù chưa kết hôn cô vẫn sống lạc quan, yêu đời, không thấy mình cô đơn. |
![]() |
“Ai cũng hỏi sao vẫn độc thân nhưng tôi nghĩ rằng mình không ế vì vẫn có nhiều người đàn ông yêu và theo đuổi tôi lắm. Tới 70 tuổi, tôi vẫn có thể làm cô dâu được. Khi đó, tôi sẽ mặc một chiếc áo cưới thật sexy, cài một bông hoa thật to trên đầu và đi xe mui trần”, nữ diễn viên chia sẻ hài hước chia sẻ. |
![]() |
Trong phim, diễn viên Mai Phượng đảm nhận vai người vợ bé của anh lính trở sau chiến tranh trở về quê nhà, chọn việc gỡ bom mìn đem đi bán sắt vụn để kiếm tiền mưu sinh, nuôi gia đình. Nhân vật người vợ này là một phụ nữ xinh đẹp, làm công việc bán nước rong trong chợ và có tính cách hiền lành cam chịu. Để vào vai này, Mai Phượng đã rong ruổi suốt 2 tháng cùng đoàn làm phim và chấp nhận hy sinh nhan sắc để có được tạo hình chân thực nhất. |
![]() |
Sau vai diễn này, Mai Phượng trở lại với kịch và gắn bó với ánh đèn sân khấu hàng đêm. Dù vẫn đi diễn đều đặn song phía sau hào quang nghệ thuật, ít ai biết rằng cô Út của “Sống trong sợ hãi” suốt nhiều năm qua âm thầm sống cuộc sống của một người mẹ đơn thân. |
![]() |
Chia sẻ về điều này, Mai Phượng thẳng thắn giãi bày, có nhiều con đường để trở thành mẹ đơn thân, nhưng con đường của cô có lẽ khác, vì ngay từ đầu cô đã có ý định không lấy chồng nhưng vẫn muốn có một mụn con. Hiện Mai Phượng có một cô con gái năm nay 13 tuổi, còn cô thì chưa một lần lấy chồng hay làm đám cưới với ai. |
Mỹ Uyên trong phim 'Cả một đời ân oán'
Ngân An
"Sướng quá xuân" - kịch Tết gây cười của Nhà hát sân khấu kịch 5B - là nỗ lực của NSƯT Mỹ Uyên và dàn nghệ sĩ, nhân viên để rạp kịp sáng đèn dịp Tết Nguyên đán.
" alt=""/>Dàn diễn viên 'Sống trong sợ hãi' sau 17 năm giờ ra sao?Để mang đến độc giả cái nhìn rõ nét hơn vào thế giới những đứa trẻ đặc biệt, tác giả Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine, Ransom Riggs sẽ phát hành cuốn ngoại truyện Tales of the Peculiar với nội dung và hình thức hoàn toàn mới.
Bìa mới của Tales of the Peculiar sẽ phát hành vào tháng 10/2017.
Tales of the Peculiar được phát hành lần đầu tiên vào tháng 9/2016 bao gồm 10 câu chuyện ngắn kể về những đứa trẻ mang trong mình năng lực phi thường. Từ đây, độc giả có thể biết thêm về sự xuất hiện của những người đặc biệt, các mốc thời gian, manh mối để hình thành nên những vòng lặp thời gian đầu tiên trong lịch sử. Những câu chuyện này được ghi chép lại bởi Millard Nullings, cậu bé tàng hình và là một học giả uyên bác trong trại trẻ đặc biệt.
Mẩu chuyện Người khổng lồ Cuthbert trong Tales of the Peculiar cũng đã xuất hiện trong tập hai Thành phố hồn rỗng của bộ truyện Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine. Cuốn sách khiến độc giả liên tưởng đến Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong do J. K. Rowling viết về tập truyện cổ tích cho trẻ em phù thủy.
Phiên bản đầu tiên của Tales of the Peculiar gồm 10 câu chuyện ngắn xoay quanh những đứa trẻ đặc biệt.
Trong phiên bản mới này, Ransom Riggs viết thêm một câu chuyện mới về Jón Jónsson, một người đàn ông đã học cách nắm lấy ánh mặt trời kể từ khi bệnh cúm hành hạ khi còn nhỏ. Ngoài ra, cuốn sách cũng sẽ phát hành dưới phiên bản bìa mềm với hình minh họa bìa của họa sĩ Andrew Davidson.
Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine là bộ ba cuốn sách ăn khách nổi tiếng của nhà văn Ransom Riggs được lấy cảm hứng sáng tác từ những bức ảnh kỳ dị ông sưu tầm được. Tập đầu tiên được phát hành lần đầu vào năm 2012, đã đứng trong danh sách bán chạy của New York Times suốt 45 tuần. Tập hai và tập ba của bộ sách được phát hành hai năm sau với tựa đề Thành phố hồn rỗng và Thư viện linh hồn.
Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine được chuyển thể thành phim vào năm 2016.
Năm 2016, tập đầu tiên Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine được chuyển thể thành bộ phim cùng tên với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng như Asa Butterfiled, Eva Green và Samuel L. Jackson.
Tháng 10/2016, Ransom Riggs cũng thông báo về bộ ba sách mới sẽ liên quan trực tiếp đến Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine, kể về hành trình của Jacob Portman và cô Peregrine trên đường đến Mỹ. Tập đầu tiên của bộ sách vẫn chưa được tiết lộ nhưng có nhiều phỏng đoán rằng sẽ có thông báo liên quan vào cuối năm 2017.
Phiên bản mới của Tales of the Peculiar sẽ chính thức lên kệ vào ngày 31/10/2017.
Theo Zing
" alt=""/>Ngoại truyện hoàn toàn mới của ‘Trại trẻ đặc biệt của cô Peregrine'Nằm cách tòa nhà 4 mặt tiền không xa, cũng trên đường Trần Hưng Đạo, rạp Công Nhân được xem là 1 trong những rạp cải lương lâu đời nhất ở miền Nam. Trước khi mang tên Công Nhân, rạp mang tên chính chủ nhân của nó, rạp Nguyễn Văn Hảo...
Quá mê nghệ thuật cải lương, năm 1905 thầy năm Tú, một nhà giáo ở Mỹ Tho đã bỏ tiền ra lập nên gánh hát và xây dựng rạp hát Thầy Năm Tú. 35 năm sau, năm 1940 ở Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Hảo - một thương gia - tỷ phú ô tô ở Sài Gòn cũng đã tìm được một miếng đất rộng để xây dựng nên rạp hát mang tên mình - rạp Nguyễn Văn Hảo.
Ông Hảo cũng như thầy năm Tú và bao người dân miền Nam khác, rất mê nghệ thuật cải lương. Dường như cải lương đã đi vào máu thịt của từng người. Họ không hề bỏ một vở diễn nào. Vì thế, rạp Nguyễn Văn Hảo mở cửa đã đáp ứng được sự mong muốn của khán giả và của chính người trong cuộc, ông Hảo.
![]() |
Rạp Nguyễn Văn Hảo trước đây. Ảnh tư liệu |
Rạp khá rộng. Mặt tiền trên đường Trần Hưng Đạo và mặt hậu giáp với đường Bùi Viện. Qui mô của rạp khá lớn với tổng cộng 1200 chỗ ngồi chính thức. Ngoài ra trên các lối đi còn có những hàng ghế phụ dành cho những khách không mua đươc vé chính thức.
Rạp có 3 tầng. Tầng trệt dành cho người có vé hạng nhất với 500 ghế bọc nệm da màu đỏ. Tiếp đến lầu 2 có 400 ghế dành cho khách có vé hạng nhì. Cả tầng trệt và lầu 2 đều có ghế dựa và bọc nệm. Riêng tầng 3, ghế được đóng bằng ván dài xếp thành nhiều tầng có thể chứa khoảng 300 người, dành cho những vé rẻ tiền hơn.
![]() |
Rạp Công Nhân số 30 Trần Hưng Đạo ngày nay |
Với sức chứa lớn cùng với sân khấu rộng và thoáng nên khi rạp Nguyễn Văn Hảo bắt đầu hoạt động, một lượng khá giả đến ủng hộ. Những rạp hát cùng thời như rạp Aristo trên đường Lê Lai, rạp Thành Xương đường Yersin, rạp Thuận Thành ở Đakao đều là những rạp dành cho cải lương nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu của khán giả.
Các đoàn cải lương ở khắp 3 miền, gánh nào cũng muốn được trình diễn trên sân khấu Nguyễn Văn Hảo. Vì ở đó có những thuận lợi giúp cho các bầu gánh, soạn giả và họa sĩ thực hiện những tiến bộ kỹ thuật và nghệ thuật để nâng cao trình độ của sân khấu cải lương.
Có thể nói, trong suốt một thời gian khá dài nhờ có rạp Nguyễn Văn Hảo với những tiện nghi vào bậc nhất thời bấy giờ, nghệ thuật cải lương càng có điều kiện phát triển lên tới đỉnh cao.
Từ khi thành lập đến trước 1954, nhiều đoàn hát với những vở tuồng rất ấn tượng được trình diễn tại đây. Người mê cải lương không thể quên "Tây Thi gái nước Việt" do đoàn Năm Châu biểu diễn, "Đoàn chim sắt" của đoàn Hoa Sen...
Chuyện kể về những đoàn hát đến rạp biểu diễn thì nhiêu vô kể. Trong số đó, câu chuyện về đêm khai trương vở tuồng "Đoàn chim sắt" thật ấn tượng. Ngoài 1200 chỗ ngồi chính thức, khán giả còn đứng đông nghẹt ở hai bên vách tường, chật cả lối đi ở giữa. Thậm chí, có một số khán giả còn đứng trước sân khấu che cả tầm nhìn của khách có vé thượng hạng khiến nhiều người lên tiếng phản đối...
Đến năm 1970, gia cảnh ông Hảo có nhiều biến động khiến cho ông không còn toàn tâm toàn ý với công việc kinh doanh. Ông cho thuê rạp hát để sau đó, người chủ mới đã biến nơi đây thành rạp chiếu bóng với cái tên mới, ciné Nguyễn Văn Hảo.
Bộ phim đầu tiên được trình chiếu tại đây là "Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài" rồi đến "Thích Ca đắc đạo". Đây là những bộ phim gây được ấn tượng và có tiếng vang lúc bấy giờ.
Sau 1975, rạp Nguyễn Văn Hảo được đổi tên thành rạp Công Nhân đến bây giờ...
Công cuộc làm ăn của ông bà Hảo ngày càng phát đạt. Ông cho mở thêm một cửa hàng tại Trà Vinh. Lợi nhuận cũng từ đó tăng dần biến ông trở thành một tỉ phú lúc nào không hay.
" alt=""/>Tỷ phú Sài Gòn xưa chơi ngông cỡ nào